Khẩu trang y tế trở nên phổ biến và không chỉ được sử dụng trong bệnh viện mà còn được dùng để chống nắng, ngăn bụi, khí độc và mầm bệnh từ môi trường. Nhưng liệu với những mục đích này thì sử dụng khẩu trang y tế có tốt không? Tùy thuộc vào mục đích sử dụng của từng người mà giá trị khẩu trang y tế mang lại sẽ là khác nhau. Nhưng với một chiếc khẩu trang y tế chất lượng thì việc ngăn ngừa vi khuẩn, khói bụi tấn công hệ hô hấp là cực kỳ hiệu quả.
Về cấu tạo, khẩu trang y tế trẻ em hay người lớn thì cũng được tạo từ ít nhất 2 lớp vải không dệt (thông thường từ 3 – 4 lớp) có tác dụng lọc bụi bẩn và vi khuẩn. Khẩu trang y tế không quá dày và độ dày mỏng hơn so với các loại khẩu trang vải.
Lớp ngoài cùng làm bằng vải không dệt có khả năng lọc bụi kích thước lớn, lớp giữa khẩu trang trang y tế làm bằng giấy đặc biệt chống thấm, chống khuẩn nhưng thoáng khí giúp người sử dụng có thể hít thở thoải mái, dễ dàng. Lớp trong cùng làm bằng vải không dệt mềm mại không gây kích ứng da.
Khác với khẩu trang y tế thường, khẩu trang y tế than hoạt tính thường có 4 lớp, được bổ sung thêm màng lọc than hoạt tính để tăng khả năng bảo vệ hệ hô hấp của người sử dụng. Than hoạt tính hay còn được gọi là “activated carbon” là loại than được xử lý bằng nhiệt độ cao, có độ cứng cao và có khả năng tạo thành một lớp màng mịn cho phép không khí đi qua nhưng lọc sạch bụi có kích thước lớn.
Khẩu trang y tế thường có thanh nhựa dẻo hoặc kim loại để cố định mũi. Bên cạnh đó, dây đeo chắc chắn và có độ đàn hồi sẽ giúp ôm sát vành tai nhưng không gây tổn thương cho người dùng.
So với khẩu trang vải, khẩu trang y tế mỏng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, loại khẩu trang này vẫn có khả năng che chắn và giảm đáng kể tác động của ánh nắng đến làn da. Để tăng khả năng bảo vệ, bạn có thể sử dụng kết hợp khẩu trang y tế và kem chống nắng. Bằng việc thoa kem chống nắng dành cho da mặt trước khi ra ngoài 20 phút với khẩu trang y tế, bạn có thể tăng gấp đôi tác dụng bảo vệ trước tác hại của tia tử ngoại.
Khẩu trang y tế có lớp ngoài cùng làm từ vải không dệt kháng khuẩn, với khả năng ngăn ngừa khói bụi, chống nắng và an toàn cho da. Ngoài ra khẩu trang y tế còn có thể chống lại một số bệnh đường hô hấp. Tuy mỏng nhưng nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc chống vi khuẩn phòng bệnh, bởi đã được tiệt trùng trước khi đưa ra thị trường.
Nhờ đeo khẩu trang y tế mà bạn vừa ngăn chặn được mầm bệnh không phát tán ra bên ngoài, vừa bảo vệ được bản thân tránh một số bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp. Thường các loại bệnh này bao gồm bệnh lây qua đường không khí (bệnh cúm, cúm A/H5N1…) và qua đường giọt bắn (lao…) Nếu bạn cẩn thận, thường xuyên đeo khẩu trang và vệ sinh tay sạch sẽ sẽ giúp phòng ngừa, tránh lây truyền bệnh hiệu quả.
Do độ dày không cao nên khẩu trang y tế có khả năng chống lạnh thấp. Do đó, vào những ngày nhiệt độ xuống thấp, bạn nên sử dụng khẩu trang vải để che chắn bảo vệ hệ hô hấp.
Khẩu trang y tế dùng được bao lâu là điều mà nhiều người quan tâm. Do đây là khẩu trang có tính tiện dụng cao, là loại sử dụng tạm thời nên bạn chỉ nên sử dụng một lần để đảm bảo khả năng bảo vệ của khẩu trang.
Đặc biệt, khi sử dụng khẩu trang y tế lúc di chuyển trong những thành phố có mức độ ô nhiễm cao thì cứ khoảng 6 tiếng bạn nên thay khẩu trang một lần. Khi thay khẩu trang y tế, bạn gập mặt trước vào nhau, cho vào túi giấy hoặc túi nhựa rồi bỏ vào thùng rác. Bên cạnh đó, trước và sau khi sử dụng khẩu trang y tế thì bạn cần rửa tay để phòng chống bệnh nhé.
Gần đây có những thông tin về hiện tượng người sử dụng có dấu hiệu dị ứng khẩu trang y tế. Nếu bạn có dấu hiệu kích ứng như mẩn ngứa, nổi mụn hay da đỏ lên thì nên ngưng sử dụng loại khẩu trang y tế đó. Có thể bạn đang sử dụng khẩu trang y tế chất lượng kém được làm từ nguyên liệu không đảm bảo hay không được khử trùng trong quá trình sản xuất.
Khẩu trang y tế mua ở đâu thì nên mua những chiếc khẩu trang y tế chính hãng đảm bảo những yêu cầu chất lượng của Bộ Y tế để đảm bảo sức khỏe người sử dụng. Những sản phẩm này có hàm lượng kim loại nặng trong mức cho phép, được khử trùng và được làm từ các lớp vải không dệt cao cấp giúp bảo vệ tốt nhất sức khỏe người tiêu dùng.
Bạn nên mua khẩu trang y tế từ những nhà thuốc hoặc đại lý phân phối uy tín. Những chiếc khẩu trang y tế đến từ thương hiệu lớn có kinh nghiệm sản xuất sản phẩm y tế có chất lượng đảm bảo sẽ giúp bảo vệ tốt nhất sức khỏe người sử dụng mà không gây kích ứng, bội nhiễm hay dị ứng.
Khẩu trang y tế người lớn 4 lớp Safefit VRT – Biện pháp bảo vệ tuyệt đối sức khỏe
Qua những thông tin trên, bạn có thể thấy được tác hại nguy hiểm khôn lường khi sử dụng khẩu trang y tế kém chất lượng. Vì thế, để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân, bạn nên tìm chọn các loại sản phẩm thật chính hãng, có nguồn gốc rõ ràng. Khẩu trang y tế người lớn 4 lớp Safefit VRT là một gợi ý dành cho bạn.
VRT được nhiều người dùng biết tới là một trong những đơn vị sản xuất khẩu trang y tế chất lượng trên thị trường hiện tại. Sản phẩm được sản xuất bởi VRT đều đảm bảo về chất lượng, kiểu dáng phong phú, màu sắc đa dạng. Khẩu trang y tế người lớn 4 lớp Safefit VRT có cấu tạo bao gồm 4 lớp bảo vệ, cho khả năng kháng khuẩn tốt lên đến 99%.
Sản phẩm được thiết kế với hình dáng đặc biệt, giúp ôm sát khuôn mặt nhưng vẫn không tạo cảm giác khó chịu. Không gian bên trong khẩu trang vẫn đủ để người dùng thoải mái khi nói chuyện hoặc thở. Phần mũi có trang bị một thanh nẹp cứng cáp, giúp che khít và không cho bụi bẩn từ bên ngoài lọt vào. Đặc biệt, phần dây đeo thiết kế dẹt, bằng vải đảm bảo không gây đau tai khi đeo trong thời gian dài. Thiết kế này sẽ giúp vành tai của bạn giảm áp lực nên không bị đau nhức khi đeo khẩu trang lâu.
Sử dụng khẩu trang y tế có tốt không? Chắc rằng bạn đã tìm được câu trả lời của riêng mình sau bài viết này. Hãy tự bảo vệ bản thân mình thật tốt, bạn bè và người thân của bạn cũng sẽ được bảo vệ tuyệt đối.
—————————————————————————————————————-
Hãy truy cập ngay https://vrt.com.vn để tìm hiểu rõ hơn về những thông tin trên nhé. Thông tin liên hệ: SĐT: 038 979 9917 – 086 803 1821. Địa chỉ: 112 Trần Hưng Đạo, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Nguồn: Sưu tầm
Xem thêm các bài viết khác tại đây
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể hơn